Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là bệnh xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và bào mòn. Khi đó, thành ruột hoặc lớp bên dưới của thành dạ dày bị lộ ra ngoài. Căn bệnh này gây viêm, loét nghiêm trọng dạ dày.
Thực trạng bệnh viêm loét dạ dày
Hiện nay, theo số liệu thống kê, viêm loét dạ dày chiếm đến 60% bệnh về dạ dày và vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm khoảng 25%.
Đây là căn bệnh phổ biến trên thế giới. Ở Pháp, có đến 38% số ca bị xuất huyết đường tiêu hóa. Ở Mỹ, có hàng triệu người mắc bệnh mỗi năm cả bị mới và tái phát lại.
Ở châu Á, tỷ lệ người bị viêm loét dạ dày chiếm trên 10%. Người bệnh ở độ tuổi 30 – 50 tuổi. Ở Việt Nam, số người mắc bệnh trong khoảng 11 – 15% và độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa hơn.
Triệu chứng viêm loét dạ dày
Những người bị viêm loét dạ dày thường có các triệu chứng dấu hiệu điển hình sau:
Đau vùng bụng ở trên rốn
Vùng bụng trên rốn hay vùng thượng vị bị đau âm ỉ hoặc quặn thành từng cơn là triệu chứng viêm loét dạ dày đặc trưng. Các cơn đau xảy ra khi đói, sau khi ăn từ 2 – 3 giờ hoặc có thể là vào nửa đêm lúc về sáng. Cơn đau lan dần ra sau lưng.
Khó tiêu, chướng bụng
Người bệnh thường xuyên có các triệu chứng chướng bụng, đầy bụng, ăn không tiêu hoặc bị buồn nôn và nôn. Nguyên nhân là do dạ dày bị tổn thương, hệ tiêu hóa ảnh hưởng, các hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra chậm hơn.
Ngủ không ngon, gián đoạn
Những người bị viêm loét dạ dày có triệu chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hay bị gián đoạn do bị khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi, đau bụng khi về đêm và sáng sớm hoặc đau khi bị đói.
Bị ợ chua hoặc ợ hơi
Những triệu chứng này rất dễ gặp ở người bị viêm loét dạ dày. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ thấy ợ chua, ợ hơi. Tình trạng này sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi bệnh chuyển biến nặng.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể có triệu chứng nóng rát thượng vị. Tuy nhiên dấu hiệu này gặp ở người bị trào ngược dạ dày thực quản nhiều hơn nên có thể bị nhầm lẫn.
Táo bón hoặc ỉa chảy
Người bệnh có thể có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, tiêu hóa kém có dẫn đến tình trạng giảm cân. Tuy nhiên, tình trạng đau do viêm loét dạ dày xuất hiện khi đói nên người bệnh bổ sung năng lượng, ăn nhiều hơn. Từ đó, người bệnh có thể tăng cân nhanh chóng.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày, tuy nhiên nguyên nhân chính là:
- Bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
- Do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) thường xuyên để chữa trị đau nhức xương khớp
Do vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính, trực tiếp gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Khi vi khuẩn HP xâm nhập, tấn công và chui vào lớp nhầy có chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sau đó, loại virus này sẽ tiết ra các độc tố khiến niêm mạch dạ dày bị mất đi chức năng chống lại axit.
Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau thường xuyên
Nguyên nhân này cũng rất phổ biến, đặc biệt ở người già, người bị mắc bệnh về xương khớp. Xương khớp thường bị đau nhức khi mắc bệnh xương khớp hoặc khi về già. Để giảm viêm, giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau được dùng thường xuyên. Các loại thuốc này ức chế quá trình sản xuất ra chất bảo vệ niêm mạc dạ dày (prostaglandin). Điều này khiến cho dạ dày dễ bị tổn thương gây viêm loét dạ dày.
Nguy cơ bị viêm loét dạ dày
Bên cạnh những nguyên nhân gây bệnh trên, một số yếu tố là điều kiện thuận lợi để viêm loét dạ dày hình thành:
- Hút thuốc lá thường xuyên: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khói thuốc lá chứa đến hơn 200 chất độc hại đến sức khỏe con người, điển hình là nicotine. Chất này kích thích để cơ thể sản sinh ra nhiều cortisol, chất làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
- Bia rượu, đồ uống có cồn: Những loại nước uống chứa cồn, bia rượu uống quá nhiều, thường xuyên khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm và loét.
- Stress, áp lực và căng thẳng kéo dài: Người thường xuyên gặp áp lực, stress có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày do quá trình bài tiết axit của dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ bệnh. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ và có biện pháp điều trị phù hợp thì có thể khỏi mà không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh nặng, phương pháp điều trị sai thì bệnh trở nên nguy hiểm, gây nhiều tác hại nguy hại, thậm chỉ gây tử vong ở người bệnh. Các biến chứng nguy hiểm do viêm loét dạ dày gây ra:
- Thủng dạ dày: Biến chứng này gây đau bụng đột ngột, cơn đau dữ dội, quặn thắt.
- Xuất huyết tiêu hóa trên: Vết loét có thể gây chảy máu, mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào vết viêm loét. Nếu bệnh nặng thì gây xuất huyết với lượng máu lớn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có các biểu hiện nôn, nôn ra máu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng và màu phân thay đổi có màu đen hoặc lẫn máu.
- Hẹp môn vị: Sau một thời gian bị viêm loét dạ dày, mô viêm xơ dần hình thành ở vị trí viêm loét gây ra tình trạng hẹp môn vị. Khi đó, thức ăn khó khăn di chuyển qua đường tiêu hóa. Kèm theo đó là các triệu chứng ấm ách bụng, nôn mửa và giảm cân nhanh.
- Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong ở người bệnh. Khi bị viêm loét dạ dày, các tế bào ác tính bị kích thích dần gây ung thư dạ dày. Theo số lượng thống kê, có đến 40% trường hợp bị ung thư dạ dày khởi nguồn từ viêm loét dạ dày.
Chẩn đoán viêm loét dạ dày
Bác sĩ tiến hành hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh và thực hiện khám lâm sàng. Sau đó, để có chẩn đoán viêm loét dạ dày chính xác thì bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Nội soi dạ dày: Một ống dài có gắn camera ở đầu được đưa vào miệng rồi xuống dạ dày. Mục đích để kiểm tra xem niêm mạc của dạ dày, thực quản, đầu ruột non có bị tổn thương, viêm loét gì không.
- Xét nghiệm máu: Mục đích của xét nghiệm này để kiểm tra xem có thiếu máu không.
- Chụp X-quang dạ dày đại tràng: Chụp X-quang sau khi bác sĩ cho bạn uống chất cản quang bari.
- Thực hiện xét nghiệm phân: Xác định phân có lẫn máu hay không.
Loét dạ dày có chữa được không?
Ở giai đoạn đầu, bệnh viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể chữa trị khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Ngược lại, khi bệnh tiến triển nặng sang giai đoạn mãn tính thì quá trình điều trị trở nên khó khăn, tốn kém hơn và dễ xảy ra biến chứng khôn lường.
Như vậy, viêm loét dạ dày có chữa được không. Câu trả lời là bệnh có chữa được hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh và biện pháp điều trị. Do đó, khi có bất cứ triệu chứng, dấu hiệu nào nghi ngờ bị viêm loét dạ dày cần phải đến bệnh viện thăm khám để có chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bệnh lý. Từ đó, có biện pháp điều trị phù hợp.
Điều trị viêm loét dạ dày
Các biện pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày đều nhằm khắc phục và làm lành vết loét dạ dày, nhờ vậy mà loại bỏ được các triệu chứng bệnh, phòng ngừa tái phát lại và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Thông thường, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện trong vòng 2 tuần điều trị. Nếu như các nguy cơ gây viêm loét dạ dày kéo dài, dai dẳng thì bệnh có thể dễ dàng tái phát.
Khi tiến hành điều trị bệnh cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Quá trình chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Thuốc tân dược
Bác sĩ kê đơn thuốc để giảm axit dạ dày. Các loại thuốc này gồm có thuốc kháng thụ thể histamin H2, thuốc ức chế bơm proton, antacid, sucralfate.
Những loại thuốc này tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc dày dày, bảo vệ vết loét, vị trí dạ dày bị tổn thương, để những vết loét này lành lại.
Thuốc ức chế bơm proton được dùng để điều trị trong trường hợp viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày do sử dụng nhiều thuốc NSAIDs thì bác sĩ kê đơn thuốc gồm thuốc kháng thụ thể histamin hoặc thuốc ức chế bơm proton. Đồng thời sẽ đưa ra lời khuyên giảm liều lượng hoặc ngừng dùng các loại thuốc này, rồi đổi sang loại thuốc điều trị khác không gây bệnh viêm loét dạ dày.
Phẫu thuật
Biện pháp điều trị viêm loét dạ dày này được thực hiện khi các loại thuốc chữa trị không có tác dụng hoặc bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp này hiện nay chưa phổ biến, không được áp dụng quá nhiều.
Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà
Có nhiều cách chữa bệnh tại nhà, không cần sử dụng thuốc tây. Những cách này an toàn và khá hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng cần phải kiên trì và thường cho hiệu quả tốt khi bệnh ở giai đoạn vẫn còn nhẹ.
Một số cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà được nhiều người bệnh lựa chọn như:
Tinh bột nghệ
Hoạt chất curcumin trong tinh bột nghệ có tác dụng kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa các tế bào ung thư, trị viêm loét dạ dày hiệu quả.
Khi kết hợp tinh bột nghệ với mật ong sẽ làm tăng hiệu quả trị bệnh nhờ khả năng tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn HP sinh sôi, phát triển.
Người bệnh hàng ngày nên trộn tinh bột nghệ với mật ong sau đó ăn đều đặn. Ăn hỗn hợp trước khi ăn 20 phút.
Lá mơ lông
Lá mơ lông có hàm lượng protein, vitamin C, acid amin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, loại lá này còn có nhiều hợp chất hữu cơ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, tác dụng gần như kháng sinh. Vì thế, lá mơ lông có khả năng chữa viêm loét dạ dày, bệnh đường tiêu hóa khác hiệu quả.
Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà bằng lá mơ lông rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần rửa sạch một nắm lá mơ lông, giã nát rồi lấy nước cốt và uống. Uống 1 lần/ngày, đều đặn đến khi bệnh khỏi hẳn.
Mật ong
Mật ong có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, làm lành vết viêm loét và sạch dạ dày cũng như hệ tiêu hóa. Vì thế, người bệnh chỉ cần uống một cốc nước mật ong ấm vào buổi sáng khi thức dậy sẽ giảm nhanh triệu chứng viêm loét dạ dày.
Ngó sen tươi
Ngó sen tươi chứa nhiều tinh bột, kết hợp với củ cải trắng cũng chứa nhiều tinh bột sẽ đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày.
Cách thực hiện như sau: Rửa sạch ngó sen tươi và củ cải trắng. Sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút, rửa sạch lại. Đem giã nát ngó sen, củ cải trắng, lọc lấy nước cốt và uống. Mỗi ngày uống 2 lần nước hỗn hợp ngó sen và củ cải, và 50ml/lần.
Lá bạc hà
Lá bạc hà có tác dụng giảm nhanh các cơn đau dạ dày, co thắt dạ dày và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Người bệnh viêm loét dạ dày mỗi ngày chỉ cần ăn vài lá trước khi ăn. Ăn đều đặn, sau một thời gian triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Một số cách khác như sử dụng cam thảo, gừng tươi, lá tía tô….
Phòng ngừa viêm loét dạ dày
Thói quen và lối sống khoa học sẽ giảm thiểu nguy cơ bị viêm loét dạ dày hiệu quả nhất. Vì thế, để phòng ngừa bệnh, mỗi người cần phải:
- Hạn chế việc dùng các loại thuốc chống viêm (NSAID) như aspirin, ibuprofen…
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi, dễ tiêu hóa. Hạn chế ăn uống đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Ăn nhiều rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt
- Không hút thuốc lá, thuốc lào
- Tránh uống nhiều bia rượu, đồ uống chứa chất kích thích, nhiều cồn, không uống quá 2 ly/ngày
- Rửa tay sạch sẽ bằng nước rửa tay, xà phòng thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày toàn diện, không tái phát
Các bài thuốc dân gian có ưu điểm là an toàn nhưng hiệu quả lại không cao. Theo đó, Cao Bình Vị là một trong những bài thuốc tiên phong người bệnh có thể tham khảo. Bài thuốc là thành quả nghiên cứu nhiều năm của đội ngũ lương y phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường giúp giải quyết tận gốc chứng viêm loét dạ dày chỉ sau liệu trình đầu tiên.
Cao Bình Vị là bài thuốc Đông y được chiết xuất từ lục dược bình vị – 6 vị thảo mộc “kinh điển” trong điều trị các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày…
Đảm nhận chức năng chính trong điều trị viêm loét dạ dày là vị thuốc Nhân Trần. Đây là vị thuốc quen thuộc được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc. Để phát huy tối đa công dụng trong điều trị, Nhân Trần được kết hợp với các vị thuốc khác trong một “tỷ lệ vàng”.
Bạn đọc có gì thắc mắc không?
Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia
- Nhân Trần + Kim Ngân Hoa: Ức chế vi khuẩn, kích thích tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm sưng dạ dày.
- Bạch Mao Căn + Chỉ Thiên: Giải độc, tiêu viêm, chỉ huyết, giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Hoàng Bá + Cối Xay: Cải thiện chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất của dạ dày.
Bên cạnh đó, công thức cô cao cổ truyền giúp bài thuốc bảo tồn tối đa giá trị dược liệu. Bạn đọc tìm hiểu thêm về ưu điểm của thuốc dạng cao qua video sau:
Lưu ý: Bao bì sản phẩm trong video hiện đã được thay đổi song chất lượng vẫn giữ nguyên.
Những yếu tố đảm bảo chất lượng của bài thuốc:
- 100% thảo dược thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế).
- Không pha trộn tân dược, an toàn tuyệt đối với dạ dày.
- Bác sĩ trực tiếp tư vấn, theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
- Phân phối bởi nhà thuốc Đông y uy tín – Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018.
Xem review chi tiết về Cao Bình Vị từ phân tích của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương:
Một số thông tin về viêm loét dạ dày trên đây như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa hay bệnh có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không… Hy vọng rằng những thông tin này giúp ích cho mọi người trong việc phát hiện, chữa trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả.